Bạn có biết . 5 nhu cầu cơ bản của con người là gì hay không? Và thứ tự quan trọng của từng nhu cầu này là gì? . Video này sẽ trả lời 2 câu hỏi trên, đồng thời, cung cấp cho bạn kiến thức . để có thể phát triển bản thân và thành công trong công việc..
Bạn có biết . 5 nhu cầu cơ bản của con người là gì hay không? Và thứ tự quan trọng của từng nhu cầu này là gì? . Video này sẽ trả lời 2 câu hỏi trên, đồng thời, cung cấp cho bạn kiến thức . để có thể phát triển bản thân và thành công trong công việc.. PHẦN 1: THÁP NHU CẦU MASLOW. Tháp nhu cầu Maslow là mô hình nổi tiếng . về tâm lý và động cơ của con người, được đặt theo tên nhà tâm lý học Abraham Maslow. . Tháp gồm 5 tầng, tương ứng với 5 cấp độ nhu cầu của con người. . Mỗi một tầng của kim tự tháp lại phản ánh các mức độ phức tạp khác nhau, . càng lên cao nhu cầu của con người lại càng cao hơn. . Chúng ta cùng tìm hiểu về 5 tầng nhu cầu này nhé. Nhu cầu thứ nhất là được Đáp ứng về SINH LÝ, . cụ thể, chúng ta muốn được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, tự nhiên như: . ăn uống, ngủ nghỉ, tình dục,.. Nhu cầu thư hai là được AN TOÀN.
Cụ thể, chúng ta muốn an toàn và ổn định như: có sự đảm bảo về nơi ăn, chốn ở, chỗ làm . Nhu cầu thứ ba là được YÊU THƯƠNG & CÔNG NHẬN, cụ thể, chúng ta, muốn được gia đình yêu thương, . đồng nghiệp thừa nhận, có mạng lưới bạn bè, thuộc về một nhóm hoặc cộng đồng nào đó . Nhu cầu thứ tư là ĐƯỢC TÔN TRỌNG, cụ thể, chúng ta muốn được quý mến, . nể trọng trong tổ chức xã hội, được người khác tín nhiệm, . Nhu cầu cuối cùng là được TỰ THỂ HIỆN MÌNH, cụ thể, chúng ta muốn được khẳng định bản thân, . thể hiện mình trong cuộc sống, được sống và làm việc theo sở thích, . được chọn đam mê để theo đuổi và cống hiến cho tổ chức, cộng đồng hay xã hội. . PHẦN 2: ỨNG DỤNG THÁP NHU CẦU MASLOW để phát triển bản thân và . thành công trong công việc Để thành công trong công việc, . bạn cần đáp ứng và thỏa mãn sự mong đợi của công ty, của cấp trên và đồng nghiệp.
Đối với việc bạn làm. Câu hỏi đặt ra ở đây là, . làm sao để bạn có thể phát triển bản thân để đáp ứng được những kỳ vọng này. . Tháp nhu cầu Maslow chính là định hướng để bạn có thể trả lời câu hỏi này. . Bạn cần phải đạt được từng nấc thang như sau. Để được thỏa mãn nhu cầu SINH LÝ cơ bản, . thì phải BIẾT LÀM Để được thỏa mãn nhu . cầu AN TOÀN, thì phải BIẾT ĐỂ Ý Để được thỏa mãn nhu cầu YÊU . THƯƠNG & CÔNG NHẬN, thì phải BIẾT VIỆC Để được thỏa mãn nhu cầu ĐƯỢC TÔN TRỌNG, . thì phải BIẾT TỔ CHỨC Để được thỏa mãn nhu . cầu TỰ THỂ HIỆN MÌNH, thì phải BIẾT TỰ CHỦ Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về 5 cấp độ này nhé . BIẾT LÀM Tại nấc thang này, một nhân sự trong tổ chức . phải đáp ứng được đòi hỏi về mặt CHUYÊN MÔN & NGHIỆP VỤ. . Cụ thể, làm thư ký thì phải biết trình bày văn bản; . làm thiết kế thì phải biết sử dụng phần mềm photoshop,.
Làm nhân viên marketing thì phải biết viết content Đối với thị trường lao động, . đây là nhu cầu tối thiểu mà nhân sự cần phải đáp ứng . để gia nhập một tổ chức. Và tại thứ bậc này, người lao động sẽ nhận được . mức lương cơ bản của nghề nghiệp mình đang theo đuổi. . Từ đó, có thể bảo đảm được nguồn chi trả cho lương thực, nhà ở . BIẾT ĐỂ Ý “Biết làm” mới chỉ bảo đảm phần cứng . và tiêu chí đầu vào của tuyển dụng cũng như là điểm khởi đầu cho nấc thang sự nghiệp. . Để kết quả làm việc có chất lượng thì cần phải biết cái tiếp theo, . đó là “Biết để ý”. Đó là thái độ tích cực, . sự nhạy bén trong nắm bắt vấn đề và cái nhìn rộng hơn đối với nhiệm vụ của mình . Đối với cô thư ký, đó là việc biết dùng từ ngữ phù hợp, thường xuyên ghi chú những gì mình mới biết. . Đối với chàng thiết kế, đó là tạo ra qui chuẩn thiết kế nội bộ,.
Đối với một nhân viên Marketing đó là viết thông điệp phù hợp thương hiệu, . hay lường trước phản ứng của khách hàng. Bất cứ một tổ chức nào cũng đều mong muốn . giữ chân và bồi dưỡng những nhân sự thuộc nấc thang này. . Đó là những người có ý thức và trách nhiệm. Một công việc ổn định, một tương lai . thăng tiến có lộ trình là điều có thể hy vọng. . Người “biết ý” có thể còn thiếu sót về “biết làm” nhưng thường được châm trước nhờ thái độ, . như câu châm ngôn “thái độ hơn trình độ” phổ biến hiện nay.. Thứ ba là BIẾT VIỆC Cao hơn “biết ý” đó là “biết việc” . Nhân sự “biết việc” phải tự học hỏi để giảm sự hỗ trợ của cấp trên hay đồng nghiệp . trong giải quyết vấn đề. Họ luôn nắm rõ qui trình, . tạo được thặng dư về hiệu suất, phối hợp tốt với các phòng ban khác. . Một loạt ví dụ cho việc này là người thư ký hiểu được các tiêu chuẩn của lãnh đạo.
Để truyền đạt và phối hợp với những nhân sự khác tạo ra kết quả không phải chỉnh sửa nhiều lần. . Đối với nhân viên thiết kế, đó là biết tự lưu trữ các . bản thiết kế mẫu để tái sử dụng, biết nhận thông tin từ ai, giục người nào, . trước bao lâu để hoàn thành deadline Các nhân sự ở mốc này . sẽ nhận được sự tin tưởng từ cấp trên, yêu quý từ đồng nghiệp. . Họ tự khẳng định được giá trị và thể hiện chuyên môn. Họ có thể di . chuyển từ môi trường làm việc này sang môi trường làm việc khác, . mà luôn giữ được tính kế thừa tự thân. Từ đó, tạo nên bề dày năng lực riêng. . Họ cũng bắt đầu tự tin gia nhập và được cộng đồng nghề nghiệp thừa nhận. . BIẾT TỔ CHỨC Những nhân sự thuộc nhóm này bị đòi hỏi . về trình độ tổ chức và quản lý bao gồm cả quản lý bản thân. . Được yêu cầu thể hiện được nhiều năng lực về quản trị và sự linh hoạt trong công việc.
Cụ thể là biết lập kế hoạch, xác định tiến độ, phân bổ nguồn lực, tạo lập qui trình phối hợp, . Đặc biệt là những hiểu biết nhất định nhằm lường trước về rủi ro . và có khả năng ứng biến khi phát sinh ngoài kế hoạch. . Cấp này được xem như đội ngũ nhân tài, rất dễ được đề bạt để thăng tiến, . và được xem là đội ngũ kế thừa cho những vị trí quản lý cấp cao trong tương lai. . BIẾT TỰ CHỦ Đây là mức cao nhất của một nhân sự trong tổ chức, . người biết tự chủ rất chuyên nghiệp, họ sẽ tự tìm ra được đam mê . và yêu thích trong công việc, họ nghiêm túc theo đuổi mục tiêu của tổ chức, . bất kể họ đang làm vi trí nào hay đang làm ở công ty nào. . Họ giống như cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, có thể đi qua nhiều câu lạc bộ khác nhau . trong sự nghiệp, với mức giá chuyển . nhượng có thể thay đổi theo từng mùa, nhưng ở câu lạc bộ nào họ cũng thể hiện hết mình.
Để nâng cao giá trị bản thân thông qua đóng góp cho tổ chức. . Ở cấp cao nhất của mức này, là những người có thể tạo ra . sự nghiệp kinh doanh của riêng mình. Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong . về mối liên hệ giữa tháp nhu cầu của Maslow và cách để chúng ta có thể phát triển bản thân . và đạt được thành công trong cuộc sống. Bạn thấy đó, tùy vào cách chúng ta làm việc . mà mức độ thỏa mãn nhu cầu của chúng ta là cao hay thấp. . Hãy cố gắng học hỏi và luôn cải tiến bản thân nhé, vì rốt cuộc ai mà chẳng mong muốn mình . được thỏa mãn nhu cầu cao nhất, đó là được tự thể hiện mình.. Hy vọng bạn đã có những kiến thức thú vị khi xem video này. . Kênh làm việc hiệu quả với phương châm, biến những kiến thức phức tạp thành đơn giản, . dễ ứng dụng trong công việc sẽ tiếp tục làm những video thú vị . để gửi đến các bạn trong thời gian tới. Đừng quên đăng ký kênh.
https://www.youtube.com/watch?v=9tIkfxDung8Bạn có biết . 5 nhu cầu cơ bản của con người là gì hay không? Và thứ tự quan trọng của từng nhu cầu này là gì? . Video này sẽ trả lời 2 câu hỏi trên, đồng thời, cung cấp cho bạn kiến thức . để có thể phát triển bản thân và thành công trong công việc..