Bạn có nhiều hơn một cuộc đời – Marc Levy | Have A Sip EP98

Welcome to Have A Sip podcast. Our mission has always been to chat with authors. and this is such an honour. If anyone has told me during the last hundred episodes. that one day there’d be a worldrenowned author. in Vietnam, in Ho Chi Minh City, and at

Welcome to Have A Sip podcast. Our mission has always been to chat with authors. and this is such an honour. If anyone has told me during the last hundred episodes. that one day there’d be a worldrenowned author. in Vietnam, in Ho Chi Minh City, and at Have A Sip. I would not believe you. but today I have Marc Levy in front of me. Cảm ơn ông đã dành thời gian tham gia Have A Sip. Cảm ơn đã đón chào tôi. Have A Sip luôn bắt đầu bằng một món uống. Vâng, cạn ly. Có lẽ với một nhà văn, đồ uống rất quan trọng. Dạ món này không có cạn ly Không à, OK. Ông luôn uống espresso à?. Phải. Bao nhiêu tách một ngày?. Năm, sáu Đó là món tôi thích nhất. Giờ là khoảng 11h trưa, ngay giữa Sài Gòn. ngày thứ ba trong chuyến đi của ông. Phải rồi. Ta đang ở Ba Son Cafe nên có thể có chút tiếng ồn. nhưng mong cuộc trò chuyện sẽ không bị làm phiền.

Tôi chọn cà phê sữa đá, món đặc sản Sài Gòn cho ông. vì nó là một biểu tượng. Để tôi thử xem. Lần đầu tiên ông thử cà phê sữa đá đấy ạ?. Đúng, ngon lắm. Rất ngọt Phải, rất ngọt. Nhưng cũng hợp với trời nóng. Ngay lúc này trời cũng không quá nóng Vâng, không, ổn mà. Nếu espresso là món tủ và một ngày ông uống nhiều như thế. thì điều này nói lên gì ở ông?. Có ý nghĩa thế nào?. Tôi cũng chẳng biết, không biết sao mình thích cà phê. Tôi vẫn luôn thích nó, đó là mùi hương tuổi thơ. Bà tôi thường pha cà phê trong ấm pha cà phê kiểu Ý. nên mùi hương cà phê. Tôi nghĩ một phần cũng vì. khi ta còn nhỏ, ta thường chờ khoảnh khắc. được phép làm những điều người lớn. và cà phê là thứ “đồ cấm” đầu tiên với tôi. Ở tuổi teen, tôi vẫn hoàn toàn bị cấm. vì hồi nhỏ tôi từng bị động kinh. nên cồn là thứ tôi tuyệt đối không thể thử.

Và tôi khá bức bối vì bạn bè đều uống rượu bia. nên tôi nghĩ cà phê đã trở thành. điều “hư hỏng” của tôi. Gia đình ông có bất ngờ với việc ông viết lách không. khi họ biết ông đã trở thành nhà văn?. Vâng, bố mẹ tôi Bà tôi rất tiếc đã qua đời. nhưng, có, tôi nghĩ họ đã rất ngạc nhiên. Họ họ rất ủng hộ, nhưng tôi làm rất lén lút. Tôi không nói với ai cả. Tôi cho bố tôi xem bản thảo đầu tiên. sau khi nó đã hoàn thiện, và sau khi. nó đã được duyệt đủ tiêu chuẩn xuất bản. Lúc đó tôi mới cho bố xem. Vậy ông ấy phản ứng ra sao?. Rất tử tế, thật ra cũng hơi kỳ lạ với ông ấy. vì bố tôi rất giỏi văn chương. nên ông có tiêu chuẩn rất cao. Vì vậy, ông hoàn toàn có thể đánh giá khắt khe. Tôi tin điều đó. Nhưng ngay lập tức, ông nói rằng. “Ta cũng tin rằng bản thảo này có thể xuất bản”. Tất nhiên ông cũng khuyên tôi viết lại và sửa lại một số chỗ.

Nhưng ông luôn ủng hộ tôi, và khi ông còn sống. ông là độc giả đầu tiên cho những cuốn sách của tôi. Khá buồn cười Chúng ta sẽ nói về mấy lá thư. nhưng cũng có những thứ chúng tôi chẳng bao giờ nói với nhau. Phần lớn thời gian là không nói ra. vì nói yêu cần rất nhiều dũng khí. dù là. nói với bố mẹ hay người mình yêu. Ta phải lột trần bản thân, và ta sẽ ngại ngùng. Bố con tôi rất rất yêu nhau. nhưng chúng tôi rất thinh lặng. Như tôi nói là chúng tôi yêu trong im lặng. Chúng tôi có thể trò chuyện hàng giờ nhưng không bao giờ là về nhau. Nếu tôi hỏi thăm bố. bố tôi sẽ nói: “tốt tốt, còn con” rồi tôi nói: “dạ tốt, tốt”. Có lần khi viết gần xong một cuốn sách. tôi đã ở bên ông suốt năm, sáu ngày. dò từng câu theo gợi ý và sửa chữa của ông. và cái tôi quan tâm không phải là. những gì ông sửa, mà là khoảnh khắc đó quá quý giá.

Tôi dành năm ngày bên ông. và chúng tôi cùng làm việc. và ông rất tử tế. rất tập trung làm việc cùng tôi. như thể sách của chính ông, đó là khoảnh khắc rất tuyệt vời. và có lẽ đó là lý do, khi ông qua đời,. tôi rất nhớ những khoảnh khắc đó. Có lẽ đó là lý do tôi viết cuốn Ghost In Love. Suốt thời gian viết nó,. như thể ông đứng sau lưng giám sát tôi viết vậy. Một câu chuyện thật đẹp. Khởi điểm của ông không giống thông thường. Ông có nghĩ mình vào nghề muộn không?. Vì cuốn đầu tiên là khi ông 37 tuổi, đúng không ạ?. Không phải muộn. Tôi không tin vào cái khái niệm đó. Theo tôi, người viết truyện vào năm 20 tuổi. là người vào nghề sớm ấy chứ. Thực tế là càng sống ta càng cảm nhận nhiều. càng ghét nhiều, càng trải nghiệm nhiều. và càng có nhiều thứ để viết. Tất nhiên không phải 1520 tuổi không viết được,. nhưng tôi nghĩ không có độ tuổi nào.

Gọi là “nên” bắt đầu chơi piano, khiêu vũ,. nếu bạn thích bắt đầu khiêu vũ năm 60 tuổi thì cứ việc. và có thể bạn còn nhảy hay hơn năm 20 tuổi. vì vấn đề không phải là tuổi, mà là nhiệt huyết và sự tận hưởng. và tình yêu mà việc đó mang lại cho bạn. Tôi tin rằng trong mọi trường hợp, dù là việc gì thì quan trọng cũng là thực hiện. Tất nhiên trừ những thiên tài ra. Những kẻ khốn may mắn!. Tôi chưa bao giờ là người đó. và sẽ không bao giờ. nên khi ta không phải thiên tài thì ta phải liên tục luyện tập điều ta làm. Nhiều người coi thời gian là một đường thẳng. nên họ dán nhãn “trẻ”, “đúng thời điểm”, “muộn”. nhưng giải thích vì sao. truyện của ông “đùa nghịch” thời gian rất nhiều. Ông cho một người đã chết. xuất hiện lại trong cuộc sống ai đó. Đó có phải lý do ông bẻ cong mọi khái niệm thời gian không?. Tôi không tin rằng thời gian là tuyến tính.

Tôi còn nhớ một câu chuyện đùa. kể khi tôi còn nhỏ về tính tương đối của thời gian. Trong một ngày vô cùng nóng nực,. nếu ta ngồi trên một tấm thép. ta sẽ cảm thấy một tiếng dài khủng khiếp. mà ngay cả năm phút thôi. Nhưng nếu ta ngồi năm phút trên một băng ghế. với một cô gái đẹp ta rất yêu. thì năm phút cứ như năm giây vậy. Tôi nghĩ khi thời gian “cảm giác” dài ra nghĩa là ta đã già. Vì vấn đề không phải thời gian mà là năng lượng. và ta đầu tư bao nhiêu cho năng lượng đó. Tôi không thích cách xã hội phân loại. như độ tuổi 20, 30, 40. Đó là điều rất ngu ngốc, vì tôi chưa từng ở trong độ tuổi 20,. ví dụ vậy, tôi không có thời gian để sống đúng tuổi 20. Hồi 20 tuổi tôi đang làm việc trong hội Chữ thập đỏ. trong khu cấp cứu. Tôi đâu có thời gian để là một người 20 tuổi. và nhiều bạn bè tôi ở tuổi 30. họ lại sống hoàn toàn như tuổi 20.

Vậy nghĩa là sao?. Họ có thể khoe khoang vì. Tôi không biết ở Việt Nam thế nào,. nhưng ở Pháp và Mỹ rất đáng ghét. vì chúng tôi có quy tắc về độ tuổi. Ở tuổi 20 phải sống như tuổi 20. ở tuổi 50 phải sống giống người 50 tuổi. Tại sao?. Thật đấy, nếu tôi 65 tuổi và muốn bắt đầu lướt sóng. ai có thể cấm tôi?. Và nếu tôi muốn sống thanh tịnh ở tuổi 20. vì muốn tìm thấy chính mình. ai có quyền nói “bạn quá trẻ để làm vậy”?. Tôi không tin vào khái niệm quá trẻ hay quá già. Tôi tin, vì tôi sắp 39 tuổi rồi mà cảm thấy trẻ hơn bao giờ hết. Đấy. Tôi đã thay đổi tình trạng hôn nhân của mình. và tôi cảm thấy như mình bắt đầu lại cuộc sống mới. Nên có lẽ chẳng có thời hạn nào như vậy cả. Tôi cũng tin rằng sự khác biệt lớn. là khi ta còn nhỏ, bố mẹ ta phần lớn chỉ có một cuộc đời. một công việc, một cuộc hôn nhân. Ngày nay điều đó gần như bất khả thi.

Một người 20 tuổi. có lẽ sẽ làm năm, sáu công việc trong đời. có những người có sự nghiệp, như bác sĩ. Ngay cả trong thế hệ của tôi. có những người bạn làm bác sĩ mà không trang trải nổi cuộc sống. nên họ làm việc trong các lĩnh vực khác. Nhưng theo tôi, nếu không làm việc, không có sứ mệnh nghề nghiệp,. có lẽ bạn sẽ Tôi không nói về đời sống tình cảm,. nhưng ý tôi là ta có nhiều cuộc đời. và bạn có thể cảm thấy thật già cỗi ở tuổi 40. cũng có thể thấy thật trẻ trung ở tuổi 70, ai quan tâm chứ?. Nhưng ta có thể thấy lợi thế của ông. là vì ông viết sách. rất nhiều sách có phải mỗi cuốn là một cuộc đời khác của ông không?. Tất nhiên rồi, đó là mục đích chính. Đó như một đòn trả thù cho thời đi học của tôi vậy. Vì hồi đi học, tôi bị giáo viên mắng vì lúc nào cũng mộng mơ. Đó là lời phê bình xuất hiện nhiều nhất trong sổ hạnh kiểm của tôi mỗi học kỳ.

“Quá mộng mơ, ngồi trong lớp thì hãy tập trung vào lớp”. Và tất nhiên tôi bị phạt. Giờ thì tôi kiếm tiền từ việc đó, thấy không?. Nhưng đây quả thật là một đặc quyền. vì mỗi cuốn sách là một lý do để học. về một lĩnh vực khác, một cuộc đời, vũ trụ khác. và đôi khi ta du hành thời gian. khi tôi viết Chuyến Du Hành Kỳ Lạ Của Ngài Daldry. tôi phải học nhiều về ngành nước hoa. và cũng về Istanbul thập niên 1950. nên suốt ba tháng tôi như sống ở thập niên đó. và có một chiếc xe cổ. ở Istanbul thập niên 1950 và nó thật tuyệt vời. Và có hai cuốn sách của tôi chưa phát hành ở Việt Nam. là The First Day và The First Night . nữ chính làm khảo cổ, còn nam chính là nhà thiên văn học. Tôi phải làm việc với các chuyên gia trong những lĩnh vực đó. và hành trình đó rất tuyệt vời. Rất vui. Giống như những diễn viên phải nhập vai.

Nhưng diễn viên phải đóng vai đó. còn nhà văn thì tồn tại cùng nhân vật đó. nhưng ta không phải ta sống. và trải nghiệm vũ trụ của họ. nhưng ta không phải gánh hết gánh nặng. Làm thế nào để quyết định cuộc sống của một nhân vật?. Ông có danh sách những điều cần làm, hay. Không, chính họ quyết định. Tôi nói thật, rất khó. để có câu trả lời thực thụ. Đó cũng là câu hỏi của nhiều người bạn viết văn của tôi. Làm sao để một nhân vật sống động?. Ví dụ có một cách định dạng. là khi nhân vật dựa trên một người trong cuộc sống của bạn. Như khi viết Ghost In Love, nhân vật người cha hoàn toàn lấy cảm hứng từ bố tôi. Ông ta rất khác, nhưng được lấy cảm hứng. Nên tôi biết ông ta bắt nguồn từ đâu. nhưng ông ta không phải bản sao của bố tôi. Ông ta có cuộc sống và mục đích sống khác. nhưng khiếu hài hước, cách nghĩ, cách ông trêu đùa.

Cách ông chơi chữ, nụ cười nhẹ. bắt nguồn từ bố tôi.. Với tất cả những nhân vật khác. tôi nghĩ điểm sáng nho nhỏ cho họ sự sống. chính là đến từ những điểm sáng nhỏ trong bản thân mình. Một số ta còn không nhận thức được. Nhiều người dành rất nhiều thời gian tự xem xét nội tâm mình. Tôi thì chẳng bao giờ, tôi hứng thú hơn. với việc thấy hứng thú với chính mình. Nhưng tôi vẫn tin rằng “họ” đến từ những vết nứt mà chúng ta đều có. như một câu nói nổi tiếng, những vết nứt cho phép ánh sáng đi vào và ra khỏi chúng ta. Những nhân vật đến từ đó. Nếu nói về quy trình thì khó giải thích lắm. Với các nhân vật, ta trở thành họ. và họ trở thành ta. Phần lớn thời gian, điều quan trọng là phải lắng nghe họ. thay vì cố trở thành họ. Quan trọng nhất là phải cố hiểu họ như thể họ rất gần gũi với ta. đến nỗi họ trở thành một phần của ta, mà không phải ngược lại.

Nếu họ là bạn thì lại thành ích kỷ, bạn thành nhân vật chính. Họ phải là những nhân vật bạn sẽ thích. Ở một thời điểm, bạn gặp một người, người này sẽ trở thành một người bạn,. hoặc một người thầy, một người bạn ngưỡng mộ,. hoặc bạn ghét, hoặc bạn căm thù,. hoặc bạn thấy thú vị. hoặc bạn muốn người đó quyến rũ mình. hoặc bạn muốn ở gần bên họ. Khi viết một nhân vật, bạn phải mô phỏng được tương tác này. Bạn phải tò mò. Một trong những câu hỏi đạo đức giả nhất ngày nay là “Bạn thế nào?”. Vì đâu có ai nghe câu trả lời. Với một nhân vật trong sách, khi hỏi họ câu này, ta phải nghe câu trả lời. Bạn phải quan tâm. Sau đó bạn có thể bắt tay vào viết. Ví dụ với tôi, khi bắt đầu với một nhân vật,. tôi sẽ tưởng tượng họ làm gì khi thức dậy. Có một khoảnh khắc chính xác trong ngày. khi ta vẫn còn yếu, đầy năng lượng nhưng không nhận thức hết được.

Vì ta đang trong trạng thái ở giữa hai thế giới. thế giới ban đêm và thế giới ban ngày. Thế giới mơ và thế giới hành động. Có một khoảnh khắc ngắn ngủi khi thức dậy. bạn ở giữa hai thế giới, giữa những điểm yếu và điểm mạnh. và bạn không đói nhưng năm phút nữa sẽ đói. Cô hiểu ý tôi không? Vâng. Đó là khoảnh khắc rất quý giá. Nếu may mắn có nửa kia, đừng bỏ lỡ khoảnh khắc này. Hãy nhìn nhau và ngắm khoảnh khắc đặc biệt, quý giá này. Lúc đó không trang điểm gì cả. nhưng đó là khi nét đẹp thật sự lộ ra. Nên tôi cố gắng hiểu nhân vật của mình ở khoảnh khắc đó. Họ thế nào?. Vì đó là một cánh cửa hé mở con người thực sự của họ. Và từ đó, ta bắt đầu viết. Giờ tôi muốn nói về chặng cuối của hành trình. Ông từng nói, vì ông có sự gắn bó mạnh mẽ với nhân vật của mình. nên khi rời bỏ họ, ông luôn buồn. Ông có biết thời điểm cuộc chia tay đó diễn ra không?.

Có Và hai bên đồng thuận?. Không phải chia tay, mà là buông tay. Rất khác nhau đấy. Sẽ có lúc chúng ta phải rời nhà bố mẹ. nhưng ta sẽ không ngừng yêu họ. và họ sẽ không ngừng yêu ta. Nhưng có một khoảnh khắc ta phải tự đi bằng đôi chân của mình. Trong tình bạn, ví dụ bạn dành một hai tuần với người bạn thân nhất. và có một khoảnh khắc bạn biết mình phải buông tay. phải quay về cuộc sống riêng. rồi bạn mong đến lần gặp tiếp theo, có rất nhiều điều để kể nhau nghe. Tôi nghĩ đôi khi điều đó cũng đúng trong tình yêu. rằng cách yêu một người thực thụ nhất là khi biết. ta phải buông tay, thì ta buông tay. Bạn nhận thức được hạnh phúc của người kia. không còn là khi ở bên bạn, và bạn phải buông tay. Và không sao cả. Những khoảnh khắc yếu mềm nho nhỏ không sao cả. Chúng sẽ lặp lại nhiều lần trong cuộc đời. Thực tế, một trong những điều ấm lòng nhất của cuộc đời.

Chính là việc ta sẽ phải trải qua những điều này. Những lúc yếu mềm, những lúc thất bại, buông tay. Nhân vật trong sách cũng vậy. Có lúc bạn có được đặc quyền vô cùng tuyệt vời. là trải qua ba bốn tháng cuộc đời với họ. Họ đến từ thế giới xa lạ, được đưa đến với bạn,. một nhà văn, như một món quà. và rồi bạn phải buông tay. Phải nói từ biệt với họ. Đôi khi ta sẽ ăn gian. và nói: tôi sẽ viết tập 2 với các bạn,. vì tôi không buông tay các bạn được. Tôi đang định nói, ông cũng viết tập 2 cho sách mà. Nhưng đôi khi ta không thể. vì ta biết câu chuyện đã kết thúc. Trong cuốn sách thứ 24 của tôi có nhân vật tôi gắn bó nhất. tôi phải buông tay cho anh ấy đi, cho cô ấy đi. Tôi biết không thể có tập 2. vì câu chuyện đã được kể xong. Nhưng có một cuốn sách tôi viết một nhân vật nữ. đang yêu, và cô ấy nói: “Mất anh là điều tồi tệ”.

“nhưng còn một điều tồi tệ hơn”. “đó là chưa từng có cơ hội gặp anh”. và tôi với các nhân vật cũng vậy. Tôi chưa từng nghe ai miêu tả điều này đẹp như vậy. Ồ, cảm ơn cô. Tôi muốn biết. vì ông là người mộng mơ,. và ông dành nhiều thời gian c ho các nhân vật và cuộc sống của họ như vậy,. thì ông sống cuộc sống của mình thế nào?. Khi người ta hỏi tôi làm sao có thể trở thành nhà văn. và điều gì. Đó là một điều. Trước khi nói tiếp, tôi phải nói rằng. đừng coi viết lách là một công việc thần bí. Nhà văn chẳng quan trọng gì hơn một y tá cả. hay những người làm ra chiếc bàn này chẳng hạn. hay cái ghế này, không có chúng ta không thể ngồi trò chuyện. Mỗi công việc đều quan trọng. Tôi tin rằng ta có thể hỏi bất kỳ ai, tôi có thể hỏi cô về ngành của cô. phúc lợi lớn nhất. và khó khăn lớn nhất trong công việc của cô là gì?.

Khi viết, khi là nhà văn, ta phải chấp nhận sự cô đơn Đây có lẽ là một trong những khó khăn lớn nhất của hành trình này Có hai lý do cho điều đó Thứ nhất, tất nhiên phải nói lại, nhiều nhà văn viết về chính mình nên họ sẽ thấy ít cô đơn hơn nhưng nếu bạn đặt trọng tâm vào người khác thay vì mình Bạn viết về các nhân vật nên bạn thâm nhập vào cuộc sống của họ, nhưng họ không có thật nên họ không thể tồn tại trong cuộc sống của bạn Bạn dành hàng tháng trời để đối thoại với một người chỉ theo một chiều Tất nhiên sự đối thoại một chiều này cũng cần bạn trao đi nhiều từ chính mình nhưng nó vẫn là độc thoại Khác biệt giữa một nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ âm nhạc

Một nhà soạn nhạc. rất dễ,. bạn cứ kêu một người bạn đến. “Đây, tôi chơi nghe thử”, rồi bạn chơi 30 giây, chia sẻ dễ dàng. Một họa sĩ cũng vậy, “đến xưởng vẽ tôi đi”. “xem thử thấy thế nào”, nhà điêu khắc, đầu bếp v.v. Nhà văn không thể làm vậy. vì mất rất nhiều thời gian. Bạn không thể đòi hỏi bạn mình. “có rảnh đọc 50 trang tôi viết không”, vậy rất phiền họ. Nên tôi thấy đây là điều khó khăn nhất. trong công việc, là ta phải. Nhưng điều tuyệt vời về viết lách là ta làm việc một mình. và điều khó khăn nhất cũng vậy. Thời đầu viết lách Ông đã nói sự nổi tiếng của mình là may mắn. Giờ ông vẫn nghĩ thế sao?. Khi có được những điều này?. May mắn và nỗ lực. Đừng nói về tôi, nói về một nhạc công đi. Một người có sự nghiệp dài và tốt đẹp. Ban đầu anh ta phải có chút may mắn. May mắn vì đã được phép chơi piano. May mắn vì đã được khám phá ra piano.

May mắn vì có người dạy anh ta chơi. May mắn vì biết đâu anh ta có thể phải sống. ở nơi không thể chơi piano. May mắn vì đã có lúc trong đời anh ta, một người bước vào. và nói “tôi thích bài anh đang chơi”. và anh ta có động lực. May mắn vì đã được tặng một cái đàn. Đó là may mắn rất lớn. Ví dụ, tôi rất muốn được làm một ca sĩ. nhưng tôi không may mắn, không có khiếu ca hát. Tôi cũng rất muốn được làm nhà toán học. nhưng tôi dở toán vô cùng. đó là một ngôn ngữ tôi không hiểu nổi. nên tôi không may mắn về toán. May mắn là khi bạn tìm được điều mình thực sự muốn làm. rồi sau đó, may mắn là không đủ. Nghề viết có chút xảo trá như thế này:. Ai cũng viết được. nhưng không phải ai cũng chơi được piano hay guitar. Nếu tôi muốn trở thành nghệ sĩ guitar, cầm guitar lên,. tôi sẽ chẳng biết phải làm gì. Tôi sẽ nhận ra ngay lập tức.

Nếu muốn chơi guitar,. tôi sẽ phải học. và phải luyện tập. Điều đầu tiên khi cầm guitar lên. khi học chơi guitar, không phải là hỏi thầy. chừng nào tôi sẽ được công diễn. vì thầy sẽ cười vào mặt tôi. “Sao em không thử cơ bản trước”. Nhưng viết lách lại khác, vì ở trường ta học viết. nên ai cũng tin rằng viết mang tính bản năng. Tôi luôn bất ngờ khi bao nhiêu người đến hỏi tôi về nghề viết. về xuất bản. và tôi hỏi: Bạn có đang viết lách không?. và họ nói: Không, nhưng tôi đang nghĩ về việc viết lách. Bạn chưa viết mà đã nghĩ về xuất bản sao. Thế chẳng khác nào bạn nói rằng. tôi đang học chơi piano, bao giờ tôi được biểu diễn trên sân khấu?. Đầu tiên phải lao động đã, và đúng là phải luyện tập rất nhiều. Viết thực ra là viết lại, viết lại,. một cuốn tiểu thuyết là hàng ngàn giờ lao động,. lao động thực thụ, nên vâng, ngoài may mắn còn có lao động.

Khó khăn lớn nhất trong viết lách là gì với ông? Khó khăn lớn nhất có lẽ là cô đơn Như tôi đã nói và không muốn nói trùng ý lần nữa, cô đơn không chỉ vì ta làm việc một mình mà vì ta thực sự chỉ có mình trong công việc Nhạc công hầu hết làm việc với ban nhạc Cô thực hiện cuộc phỏng vấn này với một đội ngũ Có rất ít công việc bạn hoàn toàn phải làm một mình Hầu hết công việc đều làm theo nhóm Ngay cả nếu bạn là lãnh đạo thì vẫn có đội ngũ Lúc nãy khi tôi nói về biểu diễn âm nhạc Đa phần ở đó có cả một đội ngũ nhạc công và chỉ huy dàn nhạc Họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà văn chỉ làm việc một mình và ta không thấy được mình làm gì cho đến khi nó được hoàn thành Cô hiểu ý tôi không? Vâng Đó có lẽ là phần khó khăn của công việc Thời nay, tôi cảm thấy

Như lúc nãy ông kể chuyện. người ta mới nghĩ đến viết mà đã hỏi về xuất bản. Tôi cảm thấy những người viết trẻ. sinh ra trong thời đại nghĩ về bìa sách trước. Trước cả khi nghĩ về chủ đề viết Đúng đấy. Với một người đã đi qua nhiều thời đại như ông. Ông có thấy bị ảnh hưởng không, bởi những nền tảng mạng xã hội. Chúng có thay đổi cách ông viết không?. Không. Không hề?. Cái đẹp của việc viết lách là có thể điều bạn viết thay đổi. nhưng quá trình kể chuyện vẫn chưa từng thay đổi từ lúc khởi thủy. và tôi tin đến tận cùng thế giới vẫn sẽ như vậy. Một điều hài hước là khi tôi bắt đầu thử,. đó là thời đầu của việc viết lách trên máy vi tính. nghĩa là chúng tôi đã làm việc nhanh hơn ngày xưa dùng máy đánh chữ rồi. ví dụ chỉ xóa chữ thôi cũng nhanh hơn rồi. và sửa chữ cũng nhanh hơn. đọc lại cũng nhanh hơn, in nhanh hơn.

Ta có thể in vài tờ ra sửa và đánh máy lại rồi in lại. Điều đó thay đổi tốc độ viết lách. nhưng nó không thay đổi nội dung câu chuyện. Tôi nghĩ ngày nay có một điều sẽ ngăn người ta viết lách. Đó là vì ta tiếp cận quá nhiều thứ trên mạng xã hội. Hãy nghĩ về cảm xúc như những hạt giống. Nếu ta để những hạt giống bắt rễ một chút. và để tâm đến cách gieo trồng chúng. thì ta sẽ có một khu vườn. Nếu ngày nào ta cũng rải cả đống hạt giống liên tục. ta sẽ không bao giờ có một khu vườn. Đó là quan sát của tôi về hành vi của mọi người khi có mạng xã hội. Ta tiếp cận quá nhiều. Ta muốn công khai ngay, chia sẻ mọi lúc. Trong nhiều lĩnh vực điều đó cũng tốt và vui. nhưng hậu quả, theo tôi,. là nó sẽ khiến suối nguồn viết lách của bạn khô cạn. Vì ý tưởng phải được trưởng thành trước khi công khai. Bạn phải nghĩ và giữ nó cho mình một chút.

Ông thích độc giả đọc sách giấy hơn. hay là ông không chú trọng điều đó?. Không quan trọng OK. Không quan trọng đâu, bạn có thể đọc Bạn có thể viết sách trên một tấm áo. Không quan trọng, thật đấy. Tôi đọc theo cả hai cách. Trong chuyến đi Việt Nam, tôi rất vui khi mang được sáu cuốn sách trong máy. chứ làm sao mang sáu cuốn sách giấy trong vali. Nên chả sao đâu, dù tôi ưu tiên sách giấy hơn. vì yếu tố xúc giác. và ta cảm nhận rõ hơn về thời gian khi lật trang sách. nhưng tôi rất vui vì có thể đọc trên máy. Tôi chẳng để tâm đâu. Ông có nhận thấy sự khác biệt giữa những thế hệ độc giả không?. Vì ông đã làm việc trong ngành rất lâu rồi. Không Họ có thay đổi không?. Tôi nghĩ chúng ta giả vờ mình thay đổi nhưng không thay đổi. Sao ông nghĩ vậy?. Tôi nghĩ mỗi thế hệ có những kiểu riêng. Kiểu ăn mặc, kiểu từ vựng,.

Nhưng phần linh hồn không thay đổi Bản chất con người là yêu thương yêu và được yêu và có những điều ta sợ hãi và những thế mạnh, v.v Tôi không thấy khác biệt gì lắm, tuy cũng Có một điều đặc thù của thế hệ iPhone Phần lớn họ có mặt nhưng cũng không có mặt Hôm qua tôi vừa ở trong một khán phòng và tôi thấy sáu mươi người ở đó đều xem điện thoại và khi họ nhìn lên buổi biểu diễn cũng là nhìn qua Ý tôi là, họ ở trước mặt ca sĩ nhưng họ vẫn phải ghi hình và họ quan tâm tới việc đăng lên mạng hơn là tận hưởng buổi biểu diễn Có thể họ sẽ quay phim người mình yêu với ý rằng “anh đang nhìn em đây” nhưng tôi mong có một lúc, ta sẽ có, nói sao nhỉ khi ta uống quá nhiều vào buổi đêm, và hôm sau thức dậy Có một từ Hangover ? Ừ, tôi hy vọng họ sẽ trải qua tình trạng hangover trong chủ đề này Nhất là những người trẻ, họ sẽ nhìn lại

Tôi chỉ lo là trong hai mươi năm nữa,. có thể họ sẽ nhận ra mình đã nhìn thế giới và trải nghiệm phần lớn cuộc sống. qua song sắt của nhà tù điện thoại. Có chút gì đó rất lố bịch. về việc lúc nào ta cũng đưa ống kính lên. và không sử dụng chính đôi mắt mình. Tôi không rõ. và đó chỉ là ý kiến của tôi. nhưng ngoài ra thì các thế hệ không khác nhau lắm. Mỗi thế hệ tiếp theo lại mở rộng hơn và nhanh hơn thế hệ trước. nhưng thế hệ trước lại có sự thông thái. Tôi nghĩ cả hai bổ trợ cho nhau. Tôi nghĩ đó là một vòng lặp Đúng. Có lẽ cơn hangover này. Tôi tin rằng phần lớn khán giả đang xem chương trình này bằng điện thoại thông minh. Nhưng không, phải nói lại là không phải tại phương tiện truyền thông. Khi tôi còn nhỏ, TV Tôi cũng từ thế hệ TV. TV vẫn còn rất mới. và bố mẹ, khi chúng tôi xem TV. họ thường nói “xem TV nhiều ngu đi đấy”.

Và điều đó không đúng. vì chúng tôi học từ TV và những chương trình hay. rất nhiều điều về thiên nhiên, thế giới, văn hóa. Tất nhiên có thể xem những thứ ngu ngốc trên TV. nhưng khi ta xem TV, ta ngồi trước TV. và nói lại, khi xem điện thoại hay xem TV. cũng giống như đọc sách giấy hay sách điện tử,. ý tôi là điện thoại, điện thoại thông minh dù hãng nào. khi bạn ngồi, khi bạn đối thoại. Đã bao nhiêu lần bạn thấy hai người cùng ngồi. hay cùng ở quán cà phê. và ai cũng dùng điện thoại?. Và ta tự nhủ: trời ạ, ước gì wifi tắt một phút thôi. và mọi người bắt đầu nói chuyện với nhau. Vấn đề không phải là đọc gì hay xem gì trên thiết bị. mà là lúc nào và cách sử dụng nó thế nào. Vâng, tôi hiểu ý ông. Nhất là khi tôi có hai đứa con nhỏ. và tôi giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của chúng. Nhưng đúng, vấn đề là ta sử dụng chúng thế nào như công cụ.

Chứ không phải nhận hết những gì nó cung cấp. Chúng ta đã nói nhiều về nền tảng. và tôi muốn nói về hình thái nghệ thuật. Một cuốn sách hơn bốn trăm trang của ông, chuyển thể thành một vở kịch. diễn ở nhà hát Thành phố và tôi được xem ngay buổi công diễn. Tôi rất thích việc buổi công diễn được diễn ra ở nhà hát Thành phố. Vì nơi đó rất đẹp Phải. Tôi biết ông có làm phim ngắn và phim truyền hình. Ông làm sao để chuyển thể những cuốn sách của mình qua những hình thái nghệ thuật khác?. Đó lại là một món quà nữa. vì những nhân vật không có thật này được sống dậy. và điều đó rất hay. Rất vui. Buồn cười là, đặc biệt với quy trình viết lách,. các nhân vật có sự tồn tại mang tính phổ quát thế nào. Như hôm kia tôi đã ngồi cùng cô. khi tấm màn sân khấu mở ra. Trên sân khấu là các diễn viên Việt Nam. diễn các nhân vật của tôi.

Nếu tôi nói “đúng là nhân vật Julia”. “đã được tôi định sẵn là người Việt”. cô sẽ biết tôi nói xạo. Thực ra tôi chưa từng nghĩ họ là người Pháp, Canada, Ý, Đức, Tây Ban Nha hay Việt Nam. Cô hiểu chứ?. Nhưng tất nhiên khi họ xuất hiện trên sân khấu là người Việt,. họ không nên trông giống nhân vật tôi tạo ra. Và điều gần như kỳ diệu là suốt buổi diễn tôi không hề để ý. Nữ diễn viên đóng vai Julia. giỏi đến mức cô ấy chính là Julia. Tôi đã thực sự nhìn thấy Julia. Đừng hiểu lầm ý tôi nhé, nhưng cô ấy chính là Julia của tôi. Cô hiểu không? Tôi biết cô gái đó Vâng. Và thật buồn cười, vì khi kết thúc buổi diễn,. tôi đến gặp cô ấy. để khen ngợi cô ấy. Tôi cảm thấy gần gũi như thể đã biết rõ về cô ấy. và tôi biết cô ấy nhìn tôi kiểu. “Chúng ta không quen nhau”. Và nhân vật bố của Julia cũng vậy. Tôi cảm ơn anh ấy và nói rằng anh ấy làm rất tuyệt.

Tôi đến chỗ từng thành viên. và tôi thấy mình hiểu họ rất rõ, nhưng họ không biết tôi. Điều này gợi lại điều lúc nãy tôi nói về nỗi cô đơn trong viết lách. Bạn biết rất rõ các nhân vật nhưng họ không biết bạn. Đúng là Giờ họ biết rồi. Không, không đâu, nhưng buồn cười là. Họ là diễn viên diễn những nhân vật này thôi. nhưng được thấy điều đó là một chuyện rất tuyệt vời. Lại có một điều rất tinh tế, trong mỗi lần chuyển thể,. cô còn nhớ lúc nãy ta nói về việc buông tay?. Ta phải buông tay. Ta phải để đạo diễn kể câu chuyện của mình theo cách của họ. Nếu là chuyển thể thành phim, ta phải buông tay. Nếu không, việc sẽ không hoàn thành. và mọi việc sẽ rất khác nhưng ta phải buông tay. Tôi đã có cơ hội nói chuyện với đạo diễn Việt Linh. về cách cô ấy bắt đầu viết cho ông. vì cô ấy rất yêu cuốn sách đó. và quyết định viết thư cho ông.

Và không mong đợi ông sẽ hồi âm. Ban đầu, cô ấy nhận được thư tự động rằng ông có thể sẽ hồi âm trong hai tuần. Ông còn nhớ cảm xúc của mình khi nhận thư chứ?. Không, cô ấy nhận được thư tự động rằng tôi. tôi chắc chắn sẽ hồi âm. nhưng còn phụ thuộc vào tôi có đang vắng mặt hay không. thì có thể sẽ mất đến hai tuần. Email ngày nay thường được mong đợi là sẽ hồi âm ngay trong ngày. Ngày xưa viết thư thì thư phải gửi đi và ta phải đợi. Để tránh người ta hôm sau lại email cho tôi. giục tôi rằng “đã nhận được thư hôm qua chưa?”. tôi đã cài thư tự động rằng: tôi nhận thư rồi, tôi chắc chắn sẽ trả lời. nhưng có thể mất vài ngày. Khi tôi nhận được email của Việt Linh, tôi rất cảm động. rằng cô ấy muốn chuyển thể. Cô ấy hỏi được không, tôi đáp rằng tất nhiên. Tại sao không. Ông có nghĩ rằng mình sẽ thực sự đến Việt Nam không?.

Ông từng đến Việt Nam năm 2000 rồi nhỉ?. Không, 2008. OK. Mười bốn năm trước. Điều gì khiến ông quyết định sẽ đến Việt Nam vì điều này?. Tôi không biết, tôi nghĩ tôi cảm thấy đây là điều quan trọng với cô ấy. Cô ấy đã đầu tư rất nhiều từ bản thân. và cô ấy đã gửi ảnh diễn tập cho tôi. và tôi thấy ngay rằng. cô ấy đã dốc hết tâm hồn vào việc này. Vì vậy, tôi thấy đó là điều tự nhiên. để đến và bày tỏ sự tôn trọng, cảm ơn vì cô ấy đã làm việc này. thế thôi. Tôi đã hỏi câu này từ đầu nhưng muốn hỏi lại,. ông cảm thấy thế nào khi ở Việt Nam. Tôi thích lắm. Có phải người Pháp thường thích Việt Nam không nhỉ?. Khá buồn cười. Tôi nghĩ trong mối quan hệ giữa các nhân vật. ta không thể giải thích mọi thứ. Ít nhất là tôi không thể. Vì những lý do tôi không thể diễn giải. có một số nền văn hóa mà ta kết nối được ngay lập tức.

Và một số khó hơn. và không phải với ai cũng vậy. Tôi có cơ hội du lịch rất nhiều. và có nhiều nơi, tôi đến đó. và tôi thấy khó. Tôi còn nhớ bộ phim Lost In Translation và tôi cảm thấy giống vậy, lạc lõng, không hiểu ý tứ nơi đó. Lại có nhiều nơi có thể kết nối ngay lập tức. Tôi cảm thấy ổn. Lần đầu tôi đến Việt Nam tôi đã có cảm giác đó ngay. Trời ạ, tôi thích nơi này. Đó là 2008. Lần đầu đến Việt Nam, tôi hoàn toàn không biết. rằng sách của tôi nổi tiếng ở đây. Chẳng biết gì cả, có ai nói cho biết đâu. Và tôi nhớ mình hạ cánh ở Hà Nội. và ở khách sạn ở đó. và có một số người đón chờ tôi ở sân bay. với băngrôn và hoa. và tôi nghĩ: chà, nhà xuất bản của mình đã làm việc chăm chỉ nhỉ. Thật tuyệt vời. Thế, rồi tôi ở khách sạn. Ngày đầu tiên khi thức dậy, tôi muốn đi mua thuốc lá. Tôi có một người hướng dẫn. và anh ta chỉ tôi sang bên kia đường mua.

Tôi bước ra khỏi khách sạn và bước xuống đường. và có một người lái xe máy, anh ta dừng lại. và nhìn tôi và gọi tên tôi. và nói: cho tôi xin chữ ký được không?. Tôi nhìn anh ta rồi nói: Vâng, được. Trên đường quay về, điều đó lại xảy ra lần nữa. Một cô gái trẻ đi xe máy dừng lại và xin chữ ký. Tôi quay về khách sạn và tự nhủ, đây chắc là đùa. Chắc bạn tôi đang lừa tôi bằng máy quay ẩn. vì điều đó thật vô lý. Tôi nói với cộng sự. tôi nghĩ chúng ta đang bị lừa bằng máy quay ẩn. nên chúng ta phải diễn. Chỉ sau đó tôi mới thấy sách của mình trong nhà sách. Tôi yêu Hà Nội. và Văn Miếu là nơi tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi rất thích ở đó. Thành phố Hồ Chí Minh thì rất khác. Rất rất khác. nhưng nó rất sôi động. và đầy năng lượng. đầy người trẻ. và tôi rất thích. Sách của ông đã được dịch ra 49 thứ tiếng. Đúng không nhỉ? Vâng, 50 cơ.

À 50, đấy Trang web của ông cập nhật lần cuối vào năm 2018 thì phải Vâng Instagram của ông còn mới hơn Vâng, tôi biết Vậy là năm mươi ngôn ngữ Tôi nghĩ ông có trách nhiệm với thế hệ trẻ ở năm mươi quốc gia đó những người lớn lên cùng sách của ông Ông có nghĩ theo hướng đó không? Không Tôi chưa từng nhận thức điều đó Là ca sĩ, bạn lên sân khấu và ở dưới là hai mươi ngàn, hai ngàn người cùng hát với bạn, bật đèn cổ vũ nên bạn cũng hiểu tầm cỡ công việc của bạn Là nhà văn, ta đâu thể theo độc giả vào nhà họ trốn sau ghế và quan sát cách họ phản ứng Ta không biết Ta chỉ biết khi bất ngờ, như hôm qua, tôi ở trong khán phòng ở đại học và có khoảng sáu trăm người ở đó, rồi bất chợt họ đón chào tôi, và

Thật sự lúc đầu tôi cứ nghĩ đó là máy quay ẩn. Nhưng hai ngày trước, một cô gái Việt trẻ đã đưa tôi một bức thư. và tôi buồn quá vì cô ấy không để lại địa chỉ email cho tôi hồi âm. Tôi cảm thấy mình được tưởng thưởng. Cô hiểu chứ? Tôi rất cảm động vì cô ấy nói đã đọc sách của tôi từ khi mười tuổi. và giờ cô ấy 25, và đã đồng hành cùng các nhân vật của tôi 15 năm rồi. Tôi nghĩ công việc của tôi rất khiêm nhường. Việc viết lách không phải. Nhưng cái ý tưởng rằng có một buổi tối,. những nhân vật của tôi đã là một phần trong cuộc sống của cô ấy. Chúng tôi đã có cơ hội gặp nhau trong hai phút. nhưng không sao cả. Điều đó đã là một phần thưởng. Cô ấy yêu những nhân vật và giữ một chỗ nhỏ trong tim cho họ. Đó là một phần thưởng rất lớn. Tôi rất mong điều đó bù đắp phần nào cho sự cô đơn của ông. Không không, cô hiểu mà, tôi không than phiền Vâng, tôi hiểu.

Nhưng khi cô hỏi khó khăn trong nghề là gì,. tôi chỉ cố gắng chia sẻ như vậy, vì đó là điều khi tôi nói chuyện với các nhà văn khác,. họ cũng nói về điều đó. Vâng, tôi hiểu. Đó là một đặc thù công việc, nhưng cũng có những phần rất tuyệt. Nhưng thử tưởng tượng,. khi ông viết một tác phẩm và dốc hết tâm can vào,. rồi không ai công nhận cả. Sẽ khó khăn hơn Nên tôi nghĩ khi có người công nhận. Vâng, chắc chắn rồi, nên tôi không thể than phiền gì cả. Tất nhiên, nhưng sự thật là vậy. Nhưng tôi vẫn khuyên hãy tiếp tục làm. Sự công nhận không cần phải đến ngay lập tức. Vấn đề không phải người ta có công nhận không,. quan trọng là khi hoàn thành, bạn cảm thấy thế nào. và cũng không quan trọng có hoàn hảo không. mà là ngay thời khắc đó, bạn đã làm hết sức có thể. Đó cũng là quy trình xây dựng những kỹ năng quan trọng để làm công việc của mình.

Hãy nhìn giai đoạn đầu tiên nhất của một người ca sĩ. Họ đâu có biểu diễn tốt. Có thể họ không được khán giả công nhận. nhưng nếu tiếp tục, họ sẽ đến được cái mốc đó. và khi đến được đó, họ sẽ cảm thấy được tưởng thưởng. vì đó sẽ là một thành tựu. Đây là một câu hỏi hơi khuôn mẫu,. nhưng ông có nghĩ một ngày mình sẽ ngừng viết không?. Có hai khả năng cho điều đó. Một là vì tôi qua đời. Hai là vì tôi chẳng còn gì để nói lên nữa. Cả hai khả năng, tôi đều không biết bao giờ chúng sẽ đến. Tất nhiên cái chết sẽ đến thôi. còn việc chẳng còn câu chuyện nào để kể. cũng có thể đến trước cái chết. hoặc chết trước khi hết chuyện để kể. Hướng thứ hai này tốt hơn. Nếu ta liên tục tái tạo bản thân. sẽ chẳng có lý do gì để ta mất đi niềm vui khi kể chuyện cả. Không như trong thể thao, đến một lúc bạn không theo kịp nữa. Ngay cả ngày nay người ta vẫn có thể tiếp tục đến rất lâu.

Rất lâu. Nhưng cô hiểu mà, quan trọng là bảo dưỡng “cỗ máy”. Vâng, tôi mong cỗ máy có thể vận hành. Tôi cũng vậy. Vận hành tốt đến lâu nhất có thể. Tôi có một câu hỏi cuối cùng. Nếu ngày mai ông phải đến một đảo hoang. Vâng Và không biết bao giờ trở lại. Nếu chỉ được mang theo một cuốn sách. thì ông sẽ mang cuốn nào?. Tôi sẽ mang theo một người. Người à, ai vậy?. Một con người thôi. Tôi biết đây là một câu hỏi thường được hỏi. Hãy mang người, đừng mang sách. Tin tôi đi. Mang sách hay âm nhạc cũng tuyệt, bạn thích mang gì thì mang. nhưng một con người sẽ giúp bạn không cô đơn. và từ đó bạn sẽ có thể xây dựng lại một thế giới. Nên nếu hỏi tôi, tôi sẽ mang một con người. Ai? Tôi không biết, tôi chưa từng nghĩ ngày mai sẽ ra đảo hoang. Ít nhất phải là một người chịu đi với tôi ra đảo. Dường như có chút xung đột. Quá trình viết lách của ông cần rất nhiều thời gian một mình.

Xung đột thì không, mà là nghịch lý. Nhưng đó là điều đáng khát khao, thú vị, quyến rũ nhất thế giới. Là những nghịch lý Vâng. Nếu không có nghịch lý thì chán muốn chết. Nên tất nhiên, nãy tôi cũng nói rồi đấy,. tôi nói rất thật, là điều tuyệt vời cực kỳ của viết lách. chính là ta làm một mình. Điều tệ nhất cũng là ta phải làm một mình. Đó là một nghịch lý. Nhưng vì vậy, nó thật quyến rũ và thú vị. Cô hiểu chứ? Vì nó đầy thử thách nên thành quả cũng rất thỏa mãn. Nếu dễ quá, nếu chẳng đau đớn gì khi làm. thì chán chết. Sẽ quá dễ dàng. Làm một cuốn sách khó hơn ta nghĩ nhiều. Với tôi sẽ khoảng 100120 đêm lao động. Phải làm việc đến bốn, năm giờ sáng. mệt đến kiệt sức, không thể ra ngoài,. mắc kẹt trong thế giới của mình. nhưng vô cùng thú vị. Có một khác biệt quan trọng giữa chia sẻ về khó khăn và than phiền. Tôi không than phiền chút nào.

Tôi thích sự cô đơn này, tôi yêu nó. Cảm giác cũng giống bị ở trên đảo hoang. Nhưng nếu hỏi tôi câu hỏi. vì tôi dành cả đời cho sách,. nếu hỏi tôi câu hỏi về đảo hoang, tôi sẽ mang người chứ không mang sách. Ông có danh sách việc muốn làm ở Việt Nam không?. Tôi thấy thời gian của ông khá eo hẹp Đúng là vậy. Có một việc nào ông muốn làm ở đây không?. Tôi muốn đi xem núi. xem các cánh đồng. và biển. Khi ta xem ba thứ đó. ta có thể thực sự hiểu biết về đất nước đó. chứ không chỉ là thành thị. Thành thị chỉ là một phần rất nhỏ của một đất nước. Tôi sẽ rất muốn đi xem núi. và các cánh đồng, và biển. Vậy có lẽ chúng tôi sẽ lại chào đón ông?. Ồ, chắc chắn rồi. Đó là một việc tôi thực sự cân nhắc. Nhưng không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn ông rất nhiều Cảm ơn cô. Cảm ơn những tác phẩm của ông Ồ, cảm ơn. qua năm tháng Cảm ơn công việc của cô.


https://www.youtube.com/watch?v=xNDNVI_4-ywWelcome to Have A Sip podcast. Our mission has always been to chat with authors. and this is such an honour. If anyone has told me during the last hundred episodes. that one day there’d be a worldrenowned author. in Vietnam, in Ho Chi Minh City, and at

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *